Phương pháp đo độ nhớt – Viscosity
PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ NHỚT – VISCOSITY
Phương pháp đo độ nhớt, dụng cụ, thiết bị đo độ nhớt
Độ nhớt là gì?
Độ nhớt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại sinh ra giữa các phân tử khi chúng có sự chuyển động trượt lên nhau. Vì vậy, độ nhớt có liên quan đến khả năng thực hiện các quá trình bơm, vận chuyển chất lỏng, chất keo trong các hệ đường ống, khả năng thực hiện các quá trình phun, bay hơi của nhiên liệu trong buồng cháy.
Phương pháp đo độ nhớt
Độ nhớt được đo bằng hai phương pháp: Động lực và Động học.
♦ Độ nhớt động lực (hay độ nhớt tuyệt đối) :đơn vị cps
♦ Độ nhớt động học (Kinematics Viscosity) đơn vị cst: là tỉ số giữa độ nhớt động lực và trọng lượng riêng của nó. Trong hệ thống GCS thì đơn vị của độ nhớt động học được tính bằng Stoke (St), thông thường thì người ta sử dụng ước của nó là centistokes(cSt)
Ngoài hai loại trên thì người ta còn sử dụng độ nhớt quy ước. Đối với loại độ nhớt này thì tuỳ thuộc vào thiết bị sử dụng để đo mà ta có các tên gọi và các kết quả khác nhau như độ nhớt Engler (oE), độ nhớt Saybolt (SSU), độ nhớt Redwood…
Nhiệt độ ảnh hưởng tới độ nhớt rất nhiều do thay đổi lực ma sát nội, hay còn gọi là Yield Stress.Vì vậy khi phân tích độ nhớt ta luôn luôn phải phân tích cùng một nhiệt độ.
Các loại dụng cụ, thiết bị đo độ nhớt
1. Các loại cốc đo độ nhớt:
Cốc đo độ nhớt sử dụng phương pháp độ nhớt động học được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn ở một nhiệt độ chuẩn, thường là 40oC và 100oC. Đơn vị thường dùng là centiStokes (cSt = mm2/s).
Có rất nhiều cốc đo độ nhớt khác nhau như: cốc Zahn, cốc DIN, cốc Ford, cốc iso…mỗi loại được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau.
Tùy theo yêu cầu cụ thể mà chúng ta có thể lựa chọn các loại cốc khác nhau. Cụ thể:
- Cốc đo độ nhớt Zahn Cup được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM D4212, D1084
- Cốc đo độ nhớt Ford cup được sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ASTM D1200, D333 và D365
- Cốc đo độ nhớt Din cup được thiết kế đạt tiêu chuẩn DIN 53211
- Cốc đo độ nhớt Iso Cup: được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 2431 và ASTM D5125
2. Máy đo độ nhớt
Máy đo độ nhớt: đo độ nhớt theo phương pháp động lực, độ chính xác cao, thang đo trải rộng từ 1-82,000,000cP,
Độ nhớt động lực là số đo lực cần thiết để làm trượt một lớp dầu trên một lớp dầu khác. Đơn vị thường dùng là centiPoise (cP = mPa.s), có thể quy đổi sang các đơn vị khác, có phần mềm nghiên cứu sự thay đổi độ nhớt, ma sát nội, Yield Stress, nhiệt độ, ứng suất, độ lưu biến của chất lỏng như keo, cao su…
Bao gồm máy đo độ nhớt dạng cơ (dạng hiện kim), máy đo độ nhớt dạng hiển thị số
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các thiết bị phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng. Xin cám ơn !!!!
Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: [email protected]
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM
Để lại một bình luận