Máy đo độ bền va đập của màng sơn (Impact tester) Trung Quốc
Thiết bị dùng kiểm tra độ bám dính của màng sơn trên bề mặt vật liệu bằng phương pháp va đập dưới tác động rơi tự do của vật nặng rơi ở một độ cao..
- Description
- Reviews (0)
Description
MÁY ĐO ĐỘ BỀN VA ĐẬP CỦA MÀNG SƠN
Máy đo độ bền va đập của màng sơn Impact tester BEVS 1601;
Giới thiệu máy đo độ bền va đập của màng sơn (impact tester)
Máy đo độ bền va đập của màng sơn (impact tester) là thiết bị được để kiểm tra độ bền va đập của lớp màng sơn trên các vật liệu được phủ như bê tông, kim loại, nhựa, gỗ,….
Máy đo độ bền va đập của sơn và vật liệu phủ được thiết kế với khả năng mô phỏng việc tác động lên bề mặt phủ bởi 3 yếu tố
- Khối lượng quả nặng xác định
- Chiều cao thử nghiệm xác định
- Diện tích trên mẫu thử nghiệm là xác định
Nguyên tắc:
- Dựa trên phương pháp va đập, dưới tác động rơi tự do của một khối lượng vật nặng, ở một độ cao rơi trên bảng mẫu theo các tiêu chuẩn ASTM D2794, BS 6496.
- Độ bền va đập thể hiện khả năng chịu lực của màng sơn, hay vật liệu phủ trong các trường hợp va chạm.
- Với khả năng giả lập các điều kiện va chạm, thiết bị cho phép người sử dụng xác định được giới hạn chịu đựng tác động của lực va đập trên lớp màng. Qua đó, có thể xác định các quy chuẩn sản xuất dễ dàng hơn.
Tính năng của máy đo độ bền va đập của màng sơn:
- Máy đo độ bền va đập của màng sơn được trang bị bộ phụ kiện cho thử nghiệm với các kích thước đáp ứng khác nhau, về kích thước của đầu va chạm, kích thước của chiều cao thử nghiệm và điều kiện thử.
Với các ưu điểm như:
+ Khả năng thao tác linh hoạt,
+ Chuyển đổi nhanh giữa các độ cao kiểm tra,
+ Dễ dàng lấy mẫu hay cố định mẫu,
Thiết bị là lựa chọn thích hợp cho việc kiểm tra độ bền va đập cho sản xuất của các công ty: chuyên về sơn, vật liệu phủ trên bề mặt.
Model | Tiêu chuẩn | Chiều cao (cm) |
BEVS 1601/1 | ASTM D 2794 | 63.6 |
BEVS 1601/2 | ASTM D 2794, BS 6496 | 101.7 |
BEVS 1601/3 | BS3900, DIN55669, ISO6272 | 100 |
BEVS 1601/4 | GB/T 1732 | 50 |
BEVS 1601/5 | GB/T 1732 | 100 |
Chuẩn bị mẫu kiểm tra độ bền va đập sơn
Tấm mẫu phải có thiết diện bề mặt đủ rộng để thực hiện phép thử có hiệu quả (100 x 100 mm) và độ dầy đo được khoảng 0,01 mm. Có thể cắt theo kích thước phù hợp sau khi tấm mẫu đã được sơn khô sao cho không bị các khuyết tật.
Phương pháp tiến hành kiểm tra độ va đập sơn
1. Tấm mẫu được quét sơn khô theo TCVN 2069 – 1993 được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 25 ± 2 oC và độ ẩm tương đối là 70 ± 5 % (ngoại trừ các qui định riêng)
2. Sự rơi của tải trọng được tiến hành theo từng bậc một và theo phương pháp thẳng đứng.
- Đặt tấm mẫu vào vị trí trên đe, mặt sơn đặt lên phía trên
- Để tải trọng có khối lượng qui định rơi trên tấm mẫu.
- Kiểm tra bằng mắt thường hoặc bằng dụng cụ phóng đại xem sơn trên mặt mẫu có bị gãy hoặc bị bóc tách ra khỏi nền không.
Nhắc lại phép thử cho 4 tấm mẫu khác nhau. Phép thử coi như thỏa mãn 4 tấm có màng sơn không bị gãy hoặc bóc tách khỏi nền. Ghi rõ độ cao trung bình (bằng cm) và khối lượng tải trọng (kg) mà ở đó xuất hiện sự gãy hoặc bóc tách đầu tiên của màng sơn do va đập.
3. Tính kết quả
- Độ bền va đập của màng được biểu thị bằng KG.cm là chiều cao cực đại (cm) mà từ đó tải trọng có khối lượng (kg) rơi lên tấm mẫu ở gia tốc rơi tự do, nhưng không gây nên sự phá hủy cơ học (gãy, bong, tróc).
- Sai lệch cho phép giữa 2 phép thử không quá 1 KG.cm.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm:
- Dụng cụ đo độ bền uốn màng theo tiêu chuẩn ISO1519-93, EN 13523-7 và ASTM D522
- Dụng cụ kiểm tra độ bám dính sơn,
- Dụng cụ kiểm tra độ mịn
- Độ cứng màng sơn,
- Độ bền va đập,
- Thiết bị tạo màng sơn,
- Thiết bị kiểm tra độ mài mòn chà rửa
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Trân trọng cám ơn
Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: [email protected]
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM
Reviews
There are no reviews yet.