Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn

CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐỘ BỀN UỐN MÀNG SƠN, VẬT LIỆU PHỦ

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn, vật liệu phủ

Tiêu chuẩn kiểm tra TCVN 2099 – 1993 hoặc TCVN 2099:2007

Chuẩn bị mẫu kiểm tra

  • Kích thước mẫu: 100 x 50 x t mm
  • Số lượng mẫu: 5 mẫu/chế độ

Thiết bị và dụng cụ:

Dụng cụ kiểm tra 1 bao gồm: một bộ bản lề có các trục hình trụ, đường kính các trục từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 16, 20, 25 và 32 mm. Kích thước của dụng cụ không cần qui định cụ thể trừ khoảng trống giữa bề mặt của trục và tấm bản lề là 0,55 ± 0,05 mm. Hai mặt phẳng của dụng cụ phải được quay tự do trên trục quay của dụng cụ và phải dừng lại ngay khi mặt tấm thử đã được uốn cong đến vị trí song song.

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn, vật liệu phủ

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn

Dụng cụ kiểm tra 2: 1 bộ gồm 5 bản kim loại có bề mặt 30 x 40 mm và chiều dày khác nhau 1 – 2 – 3 – 4 – 5 mm. Ở một phía cạnh dọc của mỗi bản có nửa hình trụ, bán kính phần hình trụ bằng nửa chiều dày của mỗi bản tương ứng (r = 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5 mm). Mỗi bản này có thể gá lắp vào rãnh của một khung kẹp bằng kim loại.

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn, vật liệu phủ

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền uốn màng sơn, vật liệu phủ

  • Nhiệt độ phòng thí nghiệm phải là 25 ± 2oC trong cả quá trình kiểm tra;
  • Mẫu gỗ đã sơn phải được khô hoàn toàn và ổ định mẫu (7 ngày);
  • Đặt mẫu gỗ lên bản kim loại, bề mặt sơn quay ra phía ốc xiết, cạnh tròn  của bản kim loại quay lên trên. Ép mặt sơn cần thử vào bản kim loại và lá kép của khung. Vặn ốc để xiết chặt tấm mẫu với bản kim loại vào nẹp chắn.
  • Dùng tay uốn mẫu gỗ đã sơn cần thử lượn tròn theo bản kim loại và uốn một cách đều đặn trong 1-2s.

Đánh giá tấm mẫu sau khi kiểm tra:

  • Sau khi đo độ bền uốn màng sơn: đánh giá tấm mẫu ngay tức khắc sau khi uốn mà không cần lấy tấm mẫu ra khỏi dụng cụ. Có thể dùng kính phóng đại. Nếu không thấy xuất hiện các vết nứt, tróc thì tiếp tục thử tấm mẫu khác trên trục nhỏ hơn (đối với dụng cụ 1) hoặc bản kim loại có độ dày nhở hơn (đối với dụng cụ 2). Cứ làm như thế cho đến khi phát hiện được vết nứt và vết tróc của màng qua kính lúp.
  • Độ bền uốn của màng được biểu diễn bằng đường kính của trục nhỏ nhất hoặc chiều dày nhỏ nhất của bản kim loại, mà trên đó màng sơn chưa bị biến dạng, nhắc lại phép thử có cùng kích thước trục (và độ dày của bản kim loại) này 3 lần  trên các tấm mẫu mới. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 phép thử.

Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các thiết bị phù hợp với từng yêu cầu của Quý khách hàng. Xin cám ơn !!!!

Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: 
[email protected]
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Share this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.


Contact Me on Zalo